Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà Nội

14/05/2023

Sáng ngày 14/05/2023, tại Hà Nội, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương tổ chức Tọa đàm "Quản lý và giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp", thảo luận một số nội dung liên quan hệ giáo dục Trung cấp Phật học của nước ta hiện nay.

Chứng minh, tham dự Tọa đàm có: HT. Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương; chư tôn đức Phó Trưởng Ban: TT. Thích Phước Đạt (Phó Trưởng Ban Thường trực); HT. Thích Phước Tú; TT. Thích Viên Trí (Phó Trưởng Ban, Chánh Thư ký); TT. Thích Nhật Từ, TT. Thích Quang Thạnh, TT. Thích Nguyên Đạt, TT. Thích Nguyên Thành và chư tôn đức lãnh đạo các Phân Ban trực thuộc, chư tôn đức thành viên Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương.

Với mục đích lắng nghe các ý kiến đa chiều, trao đổi các nội dung cần thiết xoay quanh việc tổ chức giảng dạy và học tập trình độ Trung cấp Phật học, Tọa đàm chính là diễn đàn quan trọng kịp thời tiếp nhận, thảo luận, có hướng giải quyết các bất cập xảy ra từ khâu tổ chức giảng dạy đối với trình độ này.

Báo cáo đề dẫn Tọa đàm, TT. Thích Viên Trí cho rằng: "Bên cạnh được kế thừa trí tuệ và kinh nghiệm trong sự nghiệp trồng người của các bậc tiền nhân và với tinh thần luôn đổi mới để phù hợp với tôn chỉ và mục đích giáo dục mà Giáo hội giao phó, một hệ thống giáo dục quy mô gồm bốn cấp Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học được tổ chức và phân cấp đã phân ảnh tầm vóc của ngành giáo dục Phật giáo".

Với hàng trăm Tăng Ni tốt nghiệp từ cấp tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân được đào tạo từ hệ thống giáo dục này và đang tham gia vào đội ngũ lãnh đạo trong tất cả Ban ngành viện của Giáo hội từ cấp cơ sở đến Trung ương là thành quả đáng khích lệ của ngành giáo dục Phật giáo đã thực hiện. Tuy nhiên vì một số vấn đề mang tính chủ quan và khách quan khiến hệ thống giáo dục này đang vận hành một cách cục bộ, hình thức, thiếu chuyên nghiệp, không đưa đến hiệu quả như mong muốn.

Phát biểu tham luận với đề tài "Giáo dục Trung cấp Phật học tại Việt Nam: Thành tựu, hiện trạng và giải pháp", TT. Thích Nhật Từ, Phó Trưởng Ban kiêm Trưởng Phân Ban Đại học và Cao đẳng đã khái quát được các kết quả nổi bật cũng như đặc điểm, hiện trạng và giải pháp khắc phục các bất cập phát sinh trong quá trình đào tạo hệ Trung cấp Phật học.

Theo đó, Thượng toạ cho biết: "Việt Nam là nước duy nhất trên toàn cầu có đến 34 Trường đào tạo Trung cấp Phật học tại 63 tỉnh thành, bên cạnh 4 Học viện Phật giáo Việt Nam (tại Hà Nội, tại Huế, tại TP.HCM), 8 lớp Cao đẳng Phật học và 50 lớp Sơ đẳng Phật học trên toàn quốc".

Mặc dù vậy, nước ta có quá ít các nhà nghiên cứu Phật học đẳng cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, so với các nước đào tạo Phật học không có các cấp học Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng Phật học. Thậm chí nhiều trường Đại học ở các quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Cananda, Úc châu, các nước châu Âu không có chương trình Cử nhân Phật học, chỉ đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học... lại có nhiều học giả Phật học lỗi lạc hơn Việt Nam. Nói cách khác, đào tạo thời gian dài mà bỏ qua nội dung, phương pháp đào tạo thì không có gì đảm bảo rằng đầu ra sẽ có chất lượng đáng kỳ vọng và tin tưởng. Do đó, đào tạo chương trình Phật học đến 2 thập niên để có một tiến sĩ Phật học chưa phải là mô hình đào tạo Phật học lý tưởng.

Nhân đây, Thượng toạ cũng đề xuất một số cải cách nhằm góp phần phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam gồm: (1) Sách giáo khoa: Ấn bản in và sách nói. (2) Làm quen Pali, Anh văn, Trung văn Phật pháp và Vipassana Các Trưởng Trung cấp Phật học nên tổ chức giảng dạy Pali, Anh văn Phật pháp, Trung văn Phật pháp, Thiền Vipassana. (3) Tính thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục Phật học.

Cũng tại Tọa đàm, chư tôn đức cử tọa còn được lắng nghe nhiều tham luận, trao đổi tâm huyết, phản ánh thực tế công tác đào tạo hệ Trung cấp Phật học trên phạm vi cả nước.

Phát biểu đạo từ, HT. Thích Thanh Quyết cho rằng là một trong những Ban, Ngành, Viện quan trọng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương đã có nhiều đóng góp trong hơn 40 năm hình thành và phát triển của Giáo Hội. Bên cạnh được kế thừa trí tuệ và kinh nghiệm trong sự nghiệp trồng người của các bậc tiền nhân và với tinh thần luôn đổi mới để phù hợp với tôn chỉ và mục đích giáo dục mà Giáo hội giao phó, một hệ thống giáo dục quy mô gồm bốn cấp Sơ cấp. Trung cấp. Cao đẳng, Đại học được tổ chức và phân cấp đã phản ảnh tầm vóc của ngành giáo dục Phật giáo. Có thể nói rằng đây là một trong những bản sắc đặc thù của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Nhằm kiện toàn những vấn đề mà thực tế đặt ra, Tọa đàm chính là diễn đàn quan trọng, kịp thời tiếp nhận, thảo luận, có hướng giải quyết các bất cập xảy ra từ khâu tổ chức giảng dạy đối với trình độ Trung cấp Phật học.

Hình ảnh ghi nhận:

ĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà NộiĐPNN - Tọa đàm quản lý và Giáo dục hệ Trung cấp Phật học thực trạng và giải pháp tại Hà Nội

Chùa Giác Ngộ